Pages

Labels

Duy Tan. Được tạo bởi Blogger.

Cách Phân Biệt Cao Hổ Thật Và Cao Hổ Giả

Theo dược học cổ truyền, cao hổ cốt vị mặn, tính ấm, vào được hai kinh can và thận; có công dụng bổ dương, trục phong hàn, trấn thống (giảm đau), làm mạnh gân cốt, trừ thấp; thường được dùng để chữa các chứng tê thấp, đau nhức gân xương, đi lại khó khăn, chân tay co quắp, thoái hóa xương khớp, suy nhược cơ thể... Có thể nói, cao xương hổ có hai thế mạnh là: bổ dưỡng cơ thể và phòng chống các bệnh lý liên quan đến xương khớp như viêm đa khớp dạng thấp, thoái khớp gối, hư xương sụn cột sống cổ và cột sống thắt lưng, viêm cột sống dính khớp, viêm quanh khớp vai, viêm gân, gãy xương lâu liền, loãng xương... Nghiên cứu hiện đại cho thấy, trong thành phần hổ cốt có chứa collagen, mỡ, calcium phosphate, calcium carbonat, magiesium phosphat, trong đó collagen là hoạt chất chính; gelatin của hổ cốt chứa 17 amino-acid, lượng acid amin trong xương hổ cao gấp 900 các loại xương động vật khác và có tỷ lệ đạm toàn phần rất cao. Về tác dụng dược lý, hổ cốt có công dụng chống viêm, giảm đau, an thần và làm lành nhanh xương gãy. Cách phân biệt thật giả. Thực ra, với mắt thường rất khó phân biệt đâu là cao hổ thật và đâu là cao hổ giả. Trong dân gian, người ta có một số cách thử như: nếu là cao hổ thật thì ngọn cỏ tươi cắm trên mặt cao phải héo úa, chó ngửi thấy phải bỏ chạy hoặc cho chó tiếp xúc với bộ xương hổ chó sẽ rên hư hử và rúm ró toàn thân, người uống cao sẽ cảm thấy một luồng khí nóng chạy khắp cơ thể. Tuy nhiên những cách thử này xem ra cũng thiếu căn cứ khoa học.

Cao Hổ Cốt Ngâm Rượu

Ngâm rượu thì dung khoảng từ 1 lạng đến 4 lạng ta (một lạng tương đương 37,5 gr) trong 1 lít rượu, thường là rượu gạo nguyên chất. Vật liệu ngâm không cần tán bột mà chỉ cần cắt nhỏ để cho dể tan, htời gian ngâm càng lâu càng tốt, ngâm càng lâu rượu càng thấm càng bổ. Hổ cốt thường được dùng trong các chứng teo xương ở cà hai chi dưới, bắp chân bị co giật, đau ở thắt lưng và đau nhức xương. Cao hổ cốt thường được ngâm thuần túy hay được phối hợp với những dược thảo khác ví dụ như toa Hổ Cốt Mộc qua tửu đặc trị để khu phong, bớt đau nhức, khử chứng thấp hàn, cường cân kiện cốt. Hổ Mộc Qua Tửu. • Hổ cốt 10gr • Mộc qua 30gr • Xuyên khung 10gr • Ngưu tất 10gr • Đương qui 10gr • Thiên ma 10gr • Ngũ gia bì 10gr • Hồng hoa 10gr • Tục đoạn 10gr • Kiết cánh 10gr • Ngọc trúc 20gr • Tần cửu 5gr • Phòng phong 5gr • Tang chi 40gr • Rượu cao lương 3000cc • Đường cát 300gr Hổ Cốt Nhân Sâm Tửu • Nhân sâm 10gr • Hổ cốt 10gr Ngâm trong 1 lít rượu

Cao hổ cốt - thoái hóa cột sống.

Thoái hóa cột sống là chứng bệnh cực kỳ phổ biến ở nước ta, đặc biệt từ lứa tuổi trung niên trở lên. Trong số các thể thoái hóa khớp hiện nay thì tỷ lệ số người bị thoái hóa, vôi hóa cột sống chiếm tỷ lệ cao nhất và có xu hướng tăng nhanh theo lối sống hiện đại. Căn bệnh này luôn mang lại những cảm giác đau đớn tột cùng và thường để lại những di chứng nặng nề thậm chí hủy hoại hệ vận động dẫn đến tàn phế, không thể đi lại được. Quá trình thoái hóa sẽ bắt đầu với những biểu hiện như nhức mỏi vùng vai, gáy và lưng… nhưng không thể xem thường. Hiện nay, các thuốc Tây Y thường dùng trong điều trị thoái hóa khớp là thuốc giảm đau, chống viêm, thuốc bổ sung chất nhầy cho khớp, các thuốc dinh dưỡng sụn khớp. Tuy nhiên, nhược điểm của những loại thuốc này là chỉ sử dụng lúc viêm đau cấp và có nhiều tác dụng không mong muốn, đặc biệt là loét dạ dày – tá tràng nên gây tâm lý lo ngại khi phải sử dụng lâu dài với một căn bệnh mãn tính như thoái hóa khớp. Theo y học cổ truyện về các loại cao xương đứng đầu là cao xương hổ đùng để trị những bệnh đau xương khớp, tê thấp, mạnh xương cốt, cảm gió, làm thuốc bổ. Nhưng ngày nay, sự tuyệt chủng của các loài động vật hoang dã và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học không cho phép chúng ta dùng xương hổ để nấu cao.

TÁC DỤNG HỔ CỐT


Tên Việt Nam: Hổ cốt

Vị thuốc hổ cốt còn gọi Xương  cọp,Ô duyệt cốt, Đại trùng cốt (Trửu Hậu), Ư thỏ cốt (Tả      
Truyện), Ô trạch (Hán Thư), Bá đô cốt, Lý phụ cốt, Hàm cốt, Lý dĩ cốt, Sạm miêu cốt, (Bản 
Thảo Cương Mục), Uy cốt, Hàm cốt, Trành thỏ cốt, Vụ thái cốt  (Hoà Hán Dược Khảo), Hổ hĩnh 
cốt, Tứ thối hổ cốt, Hổ đầu cốt, Hổ tích cốt, Hổ lặc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tác dụng: Khu phong, hoạt lạc, đồng thời có tác dụng mạnh gân cốt, trị bại liệt.
Chủ trị: Trị phong thấp, nhức mỏi xương lâu ngày, gân cốt yếu.
Liều lượng: 3 -8 chỉ.
Kiêng kỵ: Người huyết hư hỏa thịnh cấm dùng.

Phần dùng làm thuốc:

1- Toàn bộ xương Cọp đều có thể dùng làm thuốc được, xương chân gọi là ‘Hổ hỉnh cốt’, 
xương đùi gọi là ‘Hổ thối’, xương sọ gọi là ‘Hổ đầu’, xương cột sống được gọi là ‘Hổ tích’,  
xương sườn gọi là ‘Hổ lặc’...nhưng tốt nhất là xương 2 ống chân trước (humerus), vì khí lực toàn 
thân con Cọp là chú trọng bởi hai chân trước của nó.

2- Xương Cọp nấu thành cao gọi là Cao hổ cốt (Xem: Hổ cốt cao).
Mô tả dược liệu: Xương Hổ có phân biệt Xương đầu, xương cổ, xương mình, (gồm xương sống, 
xương sườn, xương cùng cụt) và xương tứ chi, lấy xương tứ chi và xương đầu là tốt nhất, mà 
trong xương tứ chi thì xương chi trước là tốt nhất, xương lòng bàn chân và kế đó là xương chi 
sau, xương đầu gối của Hổ thường bán từng cặp, rất quí, thường người ta cho rằng xương hổ lớn 
(trên 5kg) và Hổ đực tốt hơn xương Hổ con và Hổ cái. Ví dụ như trong một bộ xương hổ nặng 
6kg thì xương đầu nặng 1kg chiếm hết 15% toàn bột trọng lượng cả bộ xương. Xương 4 chân 
nặng, 3,390kg chiếm 52%. Xương sống kể cả xương cổ nặng 0,900kg chiếm 14%. Xương 
dườn 13 đôi nặng 0,335kg chiếm 5,5% (không kể xương ức). Xương chậu nặng 0,355kg (cả 
hai mảnh) chiếm 55%. Xương bả vai nặng 0,260kg chiếm 4% xương cùng cụt nặng 0,146kg 
chiếm 2,2% hai xương bánh chè nặng 0,030kg chiếm 0,45%. Sắc xương khô cả hổ đã chết màu 
vàng trắng, ít dầu chất lượng kém nhất, không dùng vào thuốc. Xương Hổ lấy màu vàng ngà, to, 
tươi, chất nặng, ít da thịt là loại tốt. Xương Hổ do trúng tên độc mà chết có màu xanh trong tủy 
xương có thể chứa chất độc, không dùng vào thuốc. Xương tứ chi của Hổ thô khỏe, các khớp 
phình lớn, rất phát triển, mặt ngoài màu ngà, phẳng trơn láng nhuận, chất mịn, cứng nặng, mặt cắt 
ngang của xương thấp tủy chứa chất béo, loại tươi chứa chất béo rất nhiều, loại cất dấu tương 
đối lâu thì (dầu chất béo) tương đối khô, thể hiện chất tủy dạng xơ mướp, có ít chất mỡ, rất thơm 
mãnh liệt, không có mùi tanh hôi.

 Xưa nay trong hàng bán Hổ cốt thường hay xen lẫn xương Beo (Báo cốt), khó phân biệt, cũng 
đã từng có xen hàng giả bằng xương Gấu (Hùng cốt), xương Heo rừng (Dã trư cốt). Do đó việc 
phân biệt Hổ cốt rất quan trọng, có một số điểm khác biệt của cần lưu ý:
      - Phân biệt giữa xương Hổ và xương Beo:
     - Cả bộ xương: Cả bộ xương Hổ thô khỏe hơn so với xương Beo, sắc xương màu vàng ngà, 
xương đầu to mà tròn. Răng hàm có hình chữ ‘tam sơn’.
   - Xương chày (Hỉnh cốt) có “phong nhãn” (lỗ thông gió) có nơi gọi là ‘Phụng nhãn’ (Mắt 
phụng), hơi vặn ở khuỷu, xương phụ, thô khỏe, khớp rất phát triển, chi trước có 5 ngón, chi sau 
có 4 ngón, lông da phần mu bàn chân trước và sau màu vàng nhạt tới vàng cam, không lấm tấm 
mà hơi có vằn sọc ngang màu đen nâu, xương đuôi tương đối thô, và ngắn hơn.
   - Cả bộ xương Beo: Ngắn nhỏ gầy hơn so với xương Hổ, sắc xương trắng xanh, xương đầu 
nhỏ mà dài, xương chày Beo tuy cũng có ‘phụng nhãn’ xương phụ (bang cốt), nhưng tương đối 
nhỏ mà dài hơn, khớp không phát triển bằng xương Hổ, lông da mu bàn chân màu vàng cam đến 
màu đỏ cam, có lấm tấm những chấm tròn màu đen, xương đuôi nhỏ mà dài, thể tích xương đuôi 
Hổ lớn hơn.
   - Mặt cắt ngang của xương: Hổ hỉnh cốt (xương chày Hổ) sau khi cưa ra chứa chất nhầy tương 
đối nhiều hơn, loại còn tươi mà đặt nghiêng xương, chất mỡ có thể giọt xuống, dù đã cất dấu lâu 
ngày, chất dầu cũng không dễ gì khô, khí vị chất dầu thơm hơn, xương chày Beo chứa chất dầu 
không nhiều bằng xương Hổ.
   - Phân biệt giữa xương Gấu và xương Hổ:
Xương chày của Gấu không có ‘phụng nhãn’ và ‘bang cốt’ (xương phụ) nhỏ mà dài hơnm khớp 
không phát triển bằng Hổ và Beo. Xương màu vàng ngà nhưng chất nhẹ, để lâu gõ vào nghe 
tiếng rỗng trong, bên trong không có dầu mỡ.
Bào chế: Nạo sạch gân thịt còn sót lại trên xương, cưa thành từng khúc dài khoảng 3,5cm. Rán 
thơm bằng dầu mè hoặc chích bằng cách sao với cát rồi thừa lúc đang còn nóng bỏ vào dấm tôi ua 
để dùng. Cũng có thể nấu cao chế thành Cao Hổ cốt, hoặc ngâm rượu dùng (Xem: Hổ cốt giao).
Cách dùng: Sắc uống hoặc ngâm rượu, nấu cao hoặc tán bột dùng trong thuốc hoàn tán.



Công Dụng Của Cao Hổ Cốt


Theo dược học cổ truyền, cao hổ cốt vị mặn, tính ấm, vào được hai kinh Can và Thận; có công dụng bổ dương, trục phong hàn, trấn thống (giảm đau), làm mạnh gân cốt, trừ thấp; thường được dùng để chữa các chứng tê thấp, đau nhức gân xương, đi lại khó khăn, chân tay co quắp, thoái hoá xương khớp, suy nhược cơ thể…Có thể nói, cao xương hổ có hai thế mạnh là : bổ dưỡng cơ thể và phòng chống các bệnh lý liên quan đến xương khớp như viêm đa khớp dạng thấp, thoái khớp gối, hư xương sụn cột sống cổ và cột sống thắt lưng, viêm cột sống dính khớp, viêm quanh khớp vai, viêm gân, gãy xương lâu liền, loãng xương…

Nghiên cứu hiện đại cho thấy, trong thành phần hổ cốt có chứa collagen, mỡ, calcium phosphate, calcium carbonate, megiesium phosphate, trong đó collagen là hoạt chất chính; gelatin của hổ cốt chứa 17 amino-acid, lượng acid amin trong xương hổ cao gấp 900 các loại xương động vật khác và có tỷ lệ đạm toàn phần rất cao. Về tác dụng dược lý, hổ cốt có công dụng chống viêm, giảm đau, an thần và làm lành nhanh xương gãy

Hiểu biết thêm về Cao Hổ Cốt


Xương hổ còn gọi là đại trùng cốt, lão hổ cốt đó là xương của loài Panthera tigris L, họ mèo Felidae. Xương hổ gọi là Ostigris là bộ phận của con hổ dùng để nấu cao. Giá trị của bộ xương hổ phụ thuộc vào trọng lượng của bộ xương.Bộ nặng dưới 5 kg là hạ phẩm, giá trị sử dụng kém, nặng 5- 7 kg là trung phẩm, 7- 10 kg là loại tốt, 10-14 kg là thượng phẩm, 15-16 kg kg là đại thượng phẩm, những bộ xương nặng hơn là hiếm vô cùng cần thận trọng khi giám định.

Xương hổ có tỷ lệ các thành phần cân đối và ổn định, căn cứ vào tỷ lệ này ta có thể xác định sơ bộ tính chính xác của bộ xương cũng như tính giá trị của nó. Xương đầu đủ răng chiếm 15%, bốn chân chiếm tới 52%, toàn bộ xương sống chiếm 14%, 13 đôi xương sườn chiếm 5,5%- hổ không có xương ức, xương chậu nặng 5,5%, xương bả vai 4%, xương đuôi gồm 14 đốt trúc chiếm 2,2%, 2 xương bánh chè chiếm 0,45%.
Để khẳng định chính xác tính xác thực của 1 bộ xương hổ xác định thêm 18 đặc điểm khác về xương đầu, mắt phượng, đặc điểm đốt cổ I, cổ II, khớp thái dương hàm, hình thể và đặc điểm xương bánh chè, hình thể và đặc điểm của ổ chảo trên xương chậu, các khớp sống và đặc điểm của khớp sườn- sống. Thậm chí 1 bộ xương đúng về hình thể và tỷ lệ nhưng có thể đã bị chiết nước 1 rồi vì vậy cần dùng búa đinh đập mạnh 1 nhát vào xương cẳng chân trước nếu không gãy vỡ mới được.
Bí kíp của việc nấu cao hổ cốt chủ yếu nằm trong bình lọc nước canh cô, thành phần của bình lọc sơ bộ phải có 5 lớp: Trấu mới, than xương, 1 loại dược liệu đặc biệt có khả năng khử tủy xương, cát thô, sỏi thô...
Khi cô cao, chỉ đổ cao khi cao chuyển sang giai đoạn bọt cao nhỏ, nếu không cao sẽ bị nhão vì hút ẩm mạnh. Hầu như không thể nấu được cao xương hổ nguyên chất vì không thể đúc khuôn được. Thành phần pha thêm nên nấu riêng để xác định tỷ lệ cao hổ nguyên chất trong cao chiếm bao nhiêu phần trăm. Nếu nhằm chữa khớp nên thêm 1 cân mộc qua, 1 kg thiên niên kiện dạng dược liệu thô. Nếu chỉ nhằm tăng cường sức khỏe và tuổi thọ nên dùng yếm rùa vàng, dùng cho dương sự thêm vào đó là gạc hươu nai...Câu nói phi sơn dương bất thành cao hổ là không hoàn toàn đúng trong mọi trường hợp.
Về tác dụng của cao hổ cốt có thể chỉ điểm tóm tắt như sau:
  • Các trường hợp tổn thương não, teo não thoái hóa alzeimer, tổn thương thoái hóa hệ thần kinh trung ương thấp và trung ương cao.
  • Chữa khớp dạng thấp, viêm khớp mạn tính, thoái hóa đốt cổ, đốt sống thắt lưng, đau thần kinh tọa.
  • Chữa các chứng liệt nữa thân, liệt tủy, trẻ em bị não úng thủy, bại não, sau não viêm...
  • Liệt dương và tăng cường dương sự.
  • Viêm xương mạn tính loãng xương mạnh.
  • Kéo dài tuổi thọ, tăng cường miễn dịch, tăng sức, giảm mệt mỏi.
  Chú ý: Khi dùng cao hổ không nên ăn rau cải và uống nước chè. 

Cao hổ cốt


Theo dược học cổ truyền, cao hổ cốt vị mặn, tính ấm, vào được hai kinh can và thận; có công dụng bổ dương, trục phong hàn, trấn thống (giảm đau), làm mạnh gân cốt, trừ thấp; thường được dùng để chữa các chứng tê thấp, đau nhức gân xương, đi lại khó khăn, chân tay co quắp, thoái hóa xương khớp, suy nhược cơ thể

Có thể nói, cao xương hổ có hai thế mạnh là: bổ dưỡng cơ thể và phòng chống các bệnh lý liên quan đến xương khớp như viêm đa khớp dạng thấp, thoái khớp gối, hư xương sụn cột sống cổ và cột sống thắt lưng, viêm cột sống dính khớp, viêm quanh khớp vai, viêm gân, gãy xương lâu liền, loãng xương…
Nghiên cứu hiện đại cho thấy, trong thành phần hổ cốt có chứa collagen, mỡ, calcium phosphate, calcium carbonat, magiesium phosphat, trong đó collagen là hoạt chất chính; gelatin của hổ cốt chứa 17 amino-acid, lượng acid amin trong xương hổ cao gấp 900 các loại xương động vật khác và có tỷ lệ đạm toàn phần rất cao. Về tác dụng dược lý, hổ cốt có công dụng chống viêm, giảm đau, an thần và làm lành nhanh xương gãy.
Cách dùng:
Ngày dùng 6 – 12g, thái miếng nhỏ ngậm cho tan trước khi đi ngủ, hoặc ngâm rượu 1/4 để uống (ngâm rượu là tốt hơn cả). có thể xem kĩ hơn ở phần sau
Tuổi nào có thể dùng cao hổ cốt :
Nếu dùng để trị bệnh thì không cứ độ tuổi, cốt sao vị thuốc hợp với bệnh tình, nên khi dùng phải có sự chỉ định của thầy thuốc
Dùng để bồi bổ sức khỏe thì đàn ông 8 lần 5 là 40 tuổi ,  Phụ nữ 7*5= 35 tuổi, thận khí bắt đầu suy, xương cốt không được nuôi dưỡng đầy đủ nên răng khô, xương loãng đi. có thể dùng được.
Cách phân biệt thật giả
Cao hổ cốt thực nấu với tỷ lệ 5 hổ một sơn dương, nấu đúng kĩ thuật thì có mầu vàng ngà hơi trong, người lành nghề có thể kiểm định được, như người thợ rèn nhìn mầu lửa trong lò có thể biết được nhiệt độ, nhưng khó mà miêu tả cho người khác hiểu được. Còn người dùng thật khó phân biệt thật giả. Người ta có truyền miệng một số cách thử như: nếu là cao hổ thật thì ngọn cỏ tươi cắm trên mặt cao phải héo úa, chó ngửi thấy phải bỏ chạy, hoặc người uống cao sẽ cảm thấy một luồng khí nóng chạy khắp cơ thể hoàn toàn là những chuyện thần thoại hóa cao hổ mà thôi, chúng tôi đã thử nghiệm trên thực tế không xẩy ra những hiện tượng nêu trên.

Những truyện có thật về cao hổ cốt .
Truyền kỳ về cao hổ cốt
Đợt đi công tác tại vùng ngã ba biên giới ấy, tôi ăn và uống không biết bao nhiêu cao hổ cốt. Hiệu lực của cao thế nào, tôi cũng chẳng để ý, nhưng chỉ biết rằng thấy làm việc gì cũng băng băng. Có lần 4h sáng lái xe Xitđờca chạy vào Vinh, lấy tài liệu xong, ăn qua quít miếng cơm độn ngô lủng củng rồi lại phóng về Hà Nội, đêm thức trắng viết bài, sáng hôm sau đến nộp mà vẫn tươi tỉnh.
Theo số liệu của Diễn đàn loài hổ toàn cầu (Global Tiger Forum – GTF) thì ở Việt Nam, giống hổ – một loài vật được dân gian kính trọng gọi bằng “ông” (ông Ba Mươi; ông Kễnh; ông Cọp…) nay chỉ còn khoảng 150 “ông”. Vậy mà chưa khi nào thị trường cao hổ cốt lại sôi động như hiện nay và cũng chưa bao giờ người ta lại “phong tặng” cho cao hổ cốt nhiều tính dược lạ kỳ như vậy.
Vậy cao hổ cốt có thực là “thần dược” như những lời đồn hay không? Và người ta đã nấu cao hổ cốt (cả thật lẫn giả) như thế nào?
Bắt đầu từ chuyện của… tôi?
Tôi sống được cho đến ngày hôm nay, chính là nhờ… Hổ? Mẹ tôi bảo thế.
Số là vào cuối năm 1956, khi ấy mới lẫm chẫm biết đi, thì một hôm, tôi bị sốt cao và bố mẹ tôi hoảng hồn khi thấy người tôi cứ mềm dần, mềm dần và chỉ sau ba ngày là nằm bất động và chỉ ngúc ngắc được mỗi cái đầu.
Bố mẹ mang tôi vào Bệnh viện Bạch Mai và lúc này mới biết miền Bắc đang có trận dịch bại liệt. Bệnh viện Bạch Mai chật như nêm, và bị bại liệt hầu hết là trẻ con loại tuổi như tôi. Mỗi giường bệnh có khi phải để ba đứa trẻ nằm, còn bố mẹ đi chăm con thì nằm vạ vật dưới nền nhà hay ngoài hành lang.
Các bác sĩ đã bẻ gập người tôi xuống và chọc kim vào lấy nước tủy sống đem đi xét nghiệm và kết luận rằng tôi bị bại liệt toàn thân và là đứa bị nặng nhất trong khoảng 500 trẻ đang bị bại liệt nằm ở Bệnh viện Bạch Mai. Tình thế lúc này thật là tuyệt vọng. Giá như bị liệt chân hoặc tay thì còn khả dĩ làm người được, đằng này tôi chỉ nằm, hai mắt mở thao láo.
Các bác sĩ thì khẳng định rằng trường hợp như tôi thì không còn cách nào cứu được, nếu có sống thì cũng chỉ là một cục thịt mà thôi? Và cũng đã có người khuyên bố tôi (Nhà văn Hoài An, khi đó là phóng viên báo Quân đội nhân dân – TG) là đưa tôi về nhà và đành chịu tội với Giời bằng cách cho tôi một liều thuốc ngủ để… đi cho nhẹ! Chứ nếu để thế này, kẻ bị bệnh đã khổ mà người sống lại còn khổ hơn.
Nhưng lại cũng có một vị bác sĩ bảo rằng chữa bại liệt bằng thuốc tây y là không được, mà chỉ có đông y thì may ra có thể cứu được phần nào. Nghe thế, bố mẹ tôi như người ngủ mê sực tỉnh và chạy lên ông ngoại tôi là nhà văn – lương y Nguyễn Tử Siêu, ở số 8 phố Yên Phụ
Nghe bố mẹ tôi kể xong, ông ngoại tôi bảo phải đưa tôi về, trước mắt, lấy thân cây sắn dây đun nước và cho tôi ngâm hàng ngày. Còn thứ thuốc duy nhất có thể cứu được tôi là phải có cao hổ cốt loại tốt.
Nghe nói thế, bố tôi như trút được một phần nỗi lo và ông chuẩn bị đi Hòa Bình tìm cao hổ cốt. Thời đó, vùng núi Tây Bắc là vương quốc của hổ. Ở thị xã Hòa Bình, đêm đêm, hổ còn mò ra dốc Cun vồ người, cho nên muốn có bộ xương hổ nấu cao là chuyện… đơn giản.
Nhưng bố tôi chưa kịp đi thì có một người từ Cao Bằng về biếu ông ngoại tôi hai lạng cao hổ cốt để trả ơn cứu mạng.
Lập tức một lạng cao được đem ngâm rượu và một lạng thì được cắt nhỏ ra để nấu cháo. Có thuốc rồi nhưng để cho tôi uống được thì lại rất khó khăn bởi vì một phần sợ các bác sĩ, một phần phải giấu những người xung quanh. Thế là cứ đêm đêm, khi mọi người ngủ, mẹ tôi lại lén đổ rượu cho tôi uống… Uống rượu vào, người tôi đỏ rực lên, cái đầu cứ lúc lắc liên tục.
Được 5 ngày thì tôi cử động được ngón tay.
Được 7 ngày thì chân tôi co được và bàn tay đã cầm được ngón tay của mẹ.
Được 15 ngày thì tôi… ngồi dậy và lại vịn thành giường tập đi.
Cả Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai xôn xao. Các bác sĩ không còn có thể hiểu nổi và họ quyết định mang tôi đi… nghiên cứu bởi vì đây là trường hợp độc nhất vô nhị.
Còn một số ông bố bà mẹ đang có con bị bại liệt nằm cùng phòng với tôi biết được là mẹ tôi có thuốc lạ. Họ rình theo dõi bà và phát hiện bà cho tôi uống thuốc về đêm, thế là họ van lạy bà cho thuốc. Không thể giữ bí mật được, mẹ tôi mách cho họ lên gặp ông ngoại tôi… Nghe nói là cũng nhiều người được cứu khi tắm nước cây sắn dây và uống cao hổ cốt.
Thấy cảnh bác sĩ lại bẻ gập người tôi xuống, chọc kim tiêm vào giữa hai đốt sống để rút nước tủy, bố tôi không chịu nổi, ông quyết định ?obùng?? Một buổi chiều, bố tôi mặc quân phục, đeo sao hàm cẩn thận, vào viện bế tôi đi chơi. Mẹ tôi đi ra ngoài hàng rào chờ sẵn và nhân lúc nhập nhoạng, ông tuồn tôi qua hàng rào đưa cho mẹ tôi rồi biến thẳng.
Tôi được cứu thoát, nhưng căn bệnh đã để lại cho tôi một di chứng… là teo nửa người bên trái, và nặng nhất là cánh tay trái. Giữa năm 1972, tôi khám sức khỏe để đi bộ đội. Chị bác sĩ quân y bắt tôi cởi quần áo rồi nhìn ngắm tôi bằng con mắt ngạc nhiên và phì cười mà bảo rằng: ?oMặc quần áo vào, về đi. Người thế này cũng đòi đi bộ đội, xấu cả quân ngũ?.
Nhưng rồi mấy năm sau, tôi lại được gọi đi khám nghĩa vụ quân sự. Và lần này, một vị bác sĩ lại bảo: ?oTay phải khỏe là tốt rồi. Vào bộ đội, chịu khó rèn luyện có khi tay trái sẽ phát triển?. Nghe lời ông, những ngày ở quân ngũ bên Lào, tôi rất chịu khó tập tạ tay trái, nhưng cũng chỉ xách nặng được bằng hai phần ba tay phải.
Chuyện tôi sống được nhờ cao hổ cốt là như vậy.
Một thời gian dài về sau, tôi cũng chẳng bao giờ nghĩ đến cao hổ cốt, mặc dù thi thoảng bố tôi có nói rằng phải làm thế nào kiếm được bộ xương hổ để nấu cao dành cho tôi. Ông ngoại tôi dặn lại rằng vì tôi uống cao từ khi còn bé tý, nên sau này, có bị bệnh tật gì, uống các loại thuốc bổ khác đều vô ích, trừ cao hổ cốt.
Năm 1984, tôi đi công tác ở tỉnh Lai Châu (cũ) và quyết định đi lên xã Xín Thầu là xã ngã ba biên giới Việt – Trung – Lào. Hồi đó, nói đến vùng ngã ba biên giới này, ai cũng hãi. Ngay Công an tỉnh Lai Châu, số cán bộ đi được đến đây cũng rất hiếm. Thấy tôi quyết tâm đi, ông Vàng Văn Phương, Chủ tịch huyện cho miếng cao hổ cốt to bằng nửa bao thuốc lá, anh em kiểm lâm cho ít tam thất… Ông Phương dặn tôi là ngâm miếng cao đó với rượu, tối đến uống một chén con. Rồi ông còn rỉ tai tôi bảo là phải uống… giấu vì ?oanh leo núi không quen mới cần uống cao hổ, còn mấy đứa đi cùng, đừng cho chúng nó uống, phí đi?.
Nghe lời ông, cứ đến bản nào, trước khi đi ngủ, tôi lại lôi bi đông rượu giấu trong balô ra và tợp vài ngụm… Uống rượu xong, được khoảng một tiếng sau thì thấy các khớp xương mỏi rã rời và trong người cứ như phát phiền, nằm ngủ không yên, cứ vật bên này, vật bên kia. Nhưng khi thiếp đi rồi thì giấc ngủ đến sâu thăm thẳm và sáng hôm sau tỉnh dậy, thấy trong người nhẹ nhõm, hoạt bát và cái cảm giác mệt bã người của mấy chục cây số leo núi hôm trước biến đi đâu hết.